tỉ số bóng đá nữ

KHÁI NIỆM CÔNG TY CỔ PHẦN

  1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
  2. a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
    b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
    c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
    d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này.
  3. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  4. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu các loại chứng khoán khác của công ty.

Như vậy, CTCP là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty được phát hành cổ phần huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.

Các cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm soát, điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí quản lý trong công ty. Ngoài ra, cổ đông còn được quyền hưởng các khoản lợi nhuận do công ty tạo ra cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn.

SỐ ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN :0942532219

Hồ sơ đăng kí kinh doanh của CTCP tại Thanh Hóa

Theo Điều 22 Luật Doanh Nghiệp 2020 hồ sơ đăng kí Công ty Cổ Phần bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập (theo mẫu) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
–  Dự thảo Điều lệ công ty (theo mẫu). Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập.
–  Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần lập (theo mẫu) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
Kèm theo danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập phải có:

+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;

+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

– Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

* Mẫu đơn và mẫu tờ khai theo quy định của pháp luật

– Giấy đề nghị đăng ký Công ty cổ phần (theo mẫu tại Phụ lục I-4, Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); BM-HAPI-14-04;
– Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần (theo mẫu tại Phụ lục I-7, Thông tư số 01/2013/TT-BKH ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư); BM-HAPI-14-07;

* Nơi tiếp nhận hồ sơ đăng kí kinh doanh và thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
– Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại Phòng Đăng kí kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch – Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho ngườithành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh phải trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có thể dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh  tỉnh Thanh Hóa nơi đã nộp hồ sơ.

Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét, ra thông báo về việc dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp và hủy hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối dừng thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp,Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Thanh Hóa ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp.

Mọi chi tiết quý doanh nghiệp còn đang phân vân chưa rõ về loại hình này, hãy gọi ngay cho chuyên viên tư vấn Gold chúng tôi để được giải đáp, chúng tôi tin chắc sẽ mang lại sự hài lòng cho quý doanh nghiệp.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Scroll to Top
TƯ VẤN: 0942.532.219